Home Sinh Hóa Chất Độc Hóa Học

Chất Độc Hóa Học

2,208 views
0

Sulfur Mustard, kể cả khí mustard: thường thường không mùi và không màu ở dạng tinh khiết nhưng có màu nâu-vàng nhạt với mùi gợi nhớ của mustard, tỏi, hoặc củ cải hăng khi dùng trong chiến tranh.
–  chlorine gas: khí màu xám lục nhạt với mùi nghẹt thở, khó chịu, tương tự như thuốc tẩy chlorine.
– 3-quinuclidinyl benzilate (QNB hoặc NATO BZ hoặc Iraqi 15): chất đặc hiệu không mùi gây mất năng lực.
– Lewisite: chất gây phồng rộp, bốc mùi mạnh hoa móng rồng.
– Phosgene oxime: chất gây phồng rộp bốc mùi kích thích, dù một phần nào đó có mùi cỏ khô đã cắt hoặc ngô xanh đã hái.
– Sarin: chất tác động lên thần kinh, không mùi, cực độc.
– VX: có lẽ là chất tác động lên thần kinh có mùi giống như Vicks VapoRyb hoặc trái cây hư thối.
– Tabun: chất tác động lên thần kinh rất độc, thoảng mùi trái cây dù không mùi khi tinh khiết.
– Zyklon B: chất tác động vào máu chứ hydrogen cyanide, nổi tiếng trong việc sử dụng ở các trại tử thần Nazi, có mùi hạnh nhân đắng.
– Hydrogen Sulfide: chất tác động vào máu có mùi trứng thối.
– Adamsite hoặc DM: chất kiểm soát bạo động, không mùi gây nôn mửa và hắt hơi.
–  SC gas: hơi cay, không mùi.

Chất trắng (White), một chất diệt cây có tác dụng làm khô kiệt đất đai, diệt cỏ và có khả năng tồn tại lâu trong đất. Kết quả thí nghiệm của trường Đại học Yale (Mỹ) cho thấy: sau 467 ngày hàm lượng chất trắng còn lại trong đất là 80-96,6%. Chất trắng được sử dụng thí nghiệm ở Nam Việt Nam từ năm 1967 và có hiệu quả hơn so với chất đỏ tía (Purle) và da cam (Orange), sau đó được sử dụng với quy mô lớn để triệt hại rừng già ở dạng dung dịch nước, nồng độ 25%; gây hại cho nhiều loài thực vật thân gỗ mạnh hơn chất da cam và chỉ phun một lần là đủ triệt phá rừng. Do khả năng tích tụ trong các lớp đất sâu, nên có thể diệt cả những cây có rễ ăn sâu, liều lượng sử dụng 15-16kg/ha. Khối lượng chất trắng đã sử dụng ở Việt Nam khoảng 20 triệu lít, chiếm khoảng 28% chất độc hóa học diệt cây đã sử dụng.

Chất xanh (Blue), chất này tác động lên thực vật bằng cách rút nước của lá cây, gây héo úa mạnh đối với cây cối. Lá cây gặp chất độc bị khử nước, cuộn tròn lại và rụng trong vòng từ 2-4 ngày. Để triệt phá toàn bộ sự sinh trưởng, quân đội Mỹ đã phun dải nhiều lần với liều lượng 8kg/ha. Đối với cây lúa nước, chất xanh gây ảnh hưởng xấu đến quá trình tạo hạt, cây vẫn có vẻ phát triển bình thường, liều lượng để sử dụng diệt cây lúa nước từ 3-4kg/ha. Chất xanh được sử dụng từ năm 1967 đến khi Sài Gòn được giải phóng tháng 4-1975. Khối lượng đã sử dụng là 8 triệu lít.

Chất hồng (Pink), chất diệt cây loại lá rộng. Liều lượng sử dụng làm rụng lá 18-36kg/ha, diệt cây lá rộng 12kg/ha, diệt cây lúa nước từ 30-60kg/ha. Chất hồng được sử dụng rộng rãi trong những năm đầu của cuộc chiến tranh hóa học–chiến dịch Ranch Hand do quân đội Mỹ tiến hành ở Nam Việt Nam. Khối lượng đã sử dụng là khoảng 454898 kg.

Chất đỏ tía (Purple), chất độc diệt cây thường được quân đội Mỹ dùng vào việc khai quang, làm trụi lá cây dọc theo các tuyến đường vận tải thủy bộ quan trọng, ngăn chặn hoạt động vận tải hay trú quân. Loại cây sú vẹt, đước rất nhạy cảm với chất đỏ tía, lá rụng hoàn toàn sau một tuần bị phun dải, thường dùng với liều lượng 28 lít/ha. Chất đỏ tía được quân đội Mỹ sử dụng những năm đầu của cuộc chiến tranh hóa học với 645.000 lít.

Chất da cam (Orange), là chất độc diệt cây có độc tính cao, và được sử dụng nhiều nhất ở Việt Nam, ở dạng lỏng sánh như dầu, màu nâu thẫm, không tan trong nước, tan trong diesel và mỡ, dễ xâm nhập vào màng tế bào của lá, đặc biệt là loài cây lá kép. Chất da cam tương tác với hệ men của cây, ức chế quá trình quang hợp, làm ngừng trệ hình thành chất diệp lục làm rối loạn điều tiết sinh trưởng, gây xoắn lá, xoắn cành rễ, nứt vỏ thân cành. Úa đỏ, khô cành lá, quả cây ngừng lớn và chết. Chất da cam chia làm ba loại như sau: da cam I, da cam II, và siêu da cam (hỗn hợp của hai chất da cam II và chất trắng).