Home Xây dựng Thuật ngữ Tiếng Anh nhà tiền chế

Thuật ngữ Tiếng Anh nhà tiền chế

32,598 views
0

nhatienche2Accessory – Phụ kiện nhà: Một sản phẩm xây dựng phụ, như cửa, cửa sổ, tấm lấy ánh sáng mái, quạt gió, ..vv.
Anchor Bolt Plan – Bản vẽ mặt bằng bulông neo
Bản vẽ mặt bằng móng nhà cho biết mọi kích thước và tiết diện cần để bố trí chính xác bulông neo, kể cả phần lộ ra bên trên bêtông, phần chôn sâu yêu cầu. Cũng cho biết phản lực cột (độ lớn và phương) và kích thước bản đế.

Anchor Bolts – Bulông neo
Bulông dùng để neo cấu kiện vào sàn bêtông , móng, hoặc gối đỡ khác. Thường dùng để chỉ các bulông ở chân cột và chân trụ đứng của cửa.

Angle –
Approval Drawings –
Assembly – Bộ ghép:
Hai hay nhiều bộ phận bắt bulông với nhau
Astragal – Gioăng cửa
Một tấm uốn được gắn vào một cánh cửa bản lề hoặc cửa đẩy để ngăn bụi và ánh sáng xâm nhập.

Auxiliary Loads – Tải trọng phụ thêm
Mọi tải trọng động lực thay đổi thêm vào các tải trọng cơ bản mà ngôi nhà phải chịu, ví dụ như cầu trục, thiết bị bốc rỡ vật liệu và các tải va chạm.
Back-up Plates – Bản thêm
Bản phụ thêm trong liên kết để bulông đủ chỗ xiết, để tạo dung sai lắp dựng, hoặc để tăng cường độ.
Base Angle – Thép góc đế
Thanh thép góc dài liên tục gắn vào bản bêtông hay dầm bậc để giữ các tấm tường.

Base Plate – Bản đế
Bản gối của cột thay dầm để đặt lên mặt đỡ.

Bay – Gian: Không gian giữa các đường trục của các cấu kiện chịu lực chính theo phương dọc nhà. Còn gọi là bước khung.

Bead Mastic – Matit cuộn
Chất bít dưới dạng cuộn, dùng để bít khe nối giữa các tấm mái.

Beam – Dầm
Cấu kiện nằm ngang chủ yếu chịu mômen uốn.
Bill of Materials – Bản thống kê vật liệu
Bản liệt kê các bộ phận, dùng để chế tạo, vận chuyển, tiếp nhận và thanh toán.
Bird Screen – Lưới chắn chim
Lưới thép dùng để ngăn chim không bay vào nhà qua các lỗ quạt gió và lá chớp.
Blind Rivet – Đinh tán nhỏ
Một thanh chốt nhỏ có mũ và có thân dãn nở được , dùng để liên kết các thanh thép nhỏ. Đặc biệt dùng để bắt các nẹp, máng, v.v. Còn gọi là Đinh tán nhỏ (Pop Rivet).

Brace Grip – Khuyên cáp giằng
Tao thép mạ được cuốn thành hình dây tóc xoắn để vặn xoắn vào đầu tao cáp làm giằng.

Brace Rods/Cables – Thanh giằng / dây cáp giằng
Thanh thép tròn và dây cáp đặt theo đường chéo trên mái và tường để truyền tải trọng gió xuống móng và để ổn định cho nhà.

Braced Bay – Gian có giằng
Gian có bố trí giằng.
Bracket – Công xôn
Kết cấu đỡ nhô ra khỏi tường hay cột để liên kết một cấu kiện khác. Ví dụ : công xôn đỡ dầm cầu trục.

Bridge Crane – Cầu trục
Máy trục di động trên cao, chạy trên ray và dầm cầu trục.
Builder – Nhà thầu xây dựng
Nhà thầu chính hoặc phụ chịu trách nhiệm cung cấp và lắp dựng nhà tiền chế.
Building Codes – Quy chuẩn xây dựng
Luật lệ thiết lập bởi một cơ quan có thẩm quyền, quy định những yêu cầu tối thiểu cho các mục đích cấp phép, an toàn và công năng như luật lệ phòng cháy, không gian và khoảng cách. Quy chuẩn xây dựng thường có các quy chuẩn thiết kế được công nhận. Ví dụ: UBC – Quy chuẩn xây dựng thống nhất là một Quy chuẩn xây dựng.
Building Width – Bề rộng nhà
Bề rộng theo phương ngang của nhà đo từ mép ngoài đến mép ngoài của các đường chuẩn thép tường biên.

Built-up Section – Tiết diện tổ hợp, Thanh tổ hợp
Cấu kiện thông thường có tiết diện chữ H, do nhiều bản thép riêng rẽ hàn với nhau.

Butt Plate – Bản mặt bích
Bản tại đầu mút một cấu kiện , để tì vào một bản tương tự của một cấu kiện khác, để tạo nên liên kết. Dùng cho liên kết chịu mômen. Còn gọi là Bản đỉnh (Cap plate).

By-pass Girt – Dầm tường chạy suốt
Dầm tường chạy liên tục dọc mép ngoài của các cột.
By-pass Mounted – Lắp phía ngoài
C Section – Thép chữ C, Thép máng
Cấu kiện được tạo nguội từ cuộn thép thành hình chữ C.

Cable Catch Assembly – Bộ móc khoá cáp
Tay quay dùng để đóng mở quạt gió trên nóc nhà.

Cables – Cáp
Dùng làm cáp giằng. Cũng có thể dùng để thao tác nắp ống thông hơi trên nóc và để giằng tạm thời.
Canopy – Mái đua
Kết cấu mái nhô ra hoặc treo hẫng, ở bên dưới đỉnh tường, chỉ được tựa một đầu.

Cantilever – Công xôn
Dàm nhô ra, được tựa và cố định chỉ tại một đầu
Cap Plate – Bản đỉnh
Bản đặt trên đỉnh cột hay đầu mút dầm để che cho bộ phận lộ ra đó. Dùng cho liên kết khớp.
Capillary Action – Sự mao dẫn
Hiện tượng nước được dâng lên mức cao hơn.
Catwalk – Lối đi hẹp
Lối đi hẹp để đi đến các thiết bị cơ khí thường được đặt trên mái.
Caulking – Trét, Xảm
Dùng chất xảm để trét các mối nối kín nước .
Channel (Hot Rolled) – Thép chữ C, Thép máng cán nóng
Thanh được tạo hình, khi thép đang ở trạng thái nửa chảy, thành hình chữ C, có các kích thước và đặc trưng quy định bởi tiêu chuẩn tương ứng
Checkered Plate – Bản thép vân
Bản thép cán có các đường vân nổi lên để chống trượt ; dùng làm các sàn thiết bị công nghiệp, lối đi, bậc thang
Clear Height – Chiều cao thông thuỷ
Kích thước theo phương đứng từ mặt sàn hoàn thiện đến điểm thấp nhất của kèo
Clear Span – Nhà một nhịp
Nhà không có cột bên trong .

Clip – Bản liên kết: Bản hay thép góc dùng để liên kết hai hay nhiều cấu kiện với nhau.

Closer – Thiết bị đóng cửa
Thiết bị cơ khí, thường gắn vào bản lề cửa, để tự động đóng cửa.
Closure Strip – Giải bít: Giải xốp chế sẵn để chèn vào bên trong hay bên ngoài tấm tường và tấm mái để kín nước.

Coil – Cuộn thép
Cuộn thép tấm hay dây hép
Cold-Formed Member – Thép tạo hình nguội
Cấu kiện thép nhẹ được chế tạo từ cuộn thép qua một loạt các trục cán, ở nhiệt độ bình thường
Collateral Load – Tải trọng phụ thêm
Tải trọng tĩnh ngoài tải trọng thiết kế cơ bản, như tải trọng do các vòi phun, hệ thống điện và cơ khí, trần, v.v.
Column – Cột
Cấu kiện chính chịu lực của nhà, đặt thẳng đứng, dùng để truyền tải từ dầm chính của mái, dàn hay thanh kèo xuống móng.

Component – Thành phần
Một bộ phận độc lập của một bộ lắp ghép
Concrete Notch – Rãnh khấc bêtông, gờ khấc bêtông
Khấc hay gờ dọc mép ngoài của bản móng hay dầm bậc để cho các tấm tường được tựa thấp hơn mức nền nhà, do đó mà ngăn bụi và nước đi vào.

Continuous Beam – Dầm liên tục
Dầm có nhiều hơn hai điểm tựa.

Continuous Ridge Vent – Băng thông gió trên nóc nhà
Hai hay nhiều cửa thông gió được lắp trên nóc nhà để lưu thông không khí. Xem Băng thông gió (Ridge Vent).

Corner Column – Cột góc
Cột tại góc bất kì của nhà. Cột góc có thể là cột của khung chính hoặc cột của hệ dầm cột tường hồi.

Counter Flashing – Tấm che khe mái
Diềm dùng để nối mặt tường bên của nhà chính với mái của nhà thấp hơn.
Crane – Máy trục, cầu trục
Máy dùng để nâng cất hoặc di chuyển đồ vật bằng một móc cẩu
Crane Beam – Dầm cầu trục
Dầm đỡ cầu trục chạy trên cao. Tại các cầu trục treo thì dầm này cũng dùng làm ray cầu trục.

Crane Bracket – Công xôn cầu trục
Gối đỡ được hàn vào khung chính của nhà để có thể gắn dầm cầu trục. Xem Công xôn (Bracket)
Crane Bridge – Cầu của máy trục
Một hoặc hai dầm có thể tiết diện hộp, tựa trên hai xe lăn. Xem thêm Cầu trục (Bridge Crane)
Crane Capacity – Sức cẩu
Trọng lượng lớn nhất mà một máy trục có thể nâng an toàn. Sức cẩu phụ thuộc vào thiết kế tiêu chuẩn của các bộ phận máy trục và kết cấu đỡ chúng.
Crane Rail – Ray cầu trục
Ray hàn hoặc bắt bulông vào dầm cầu trục để làm đường chạy cho bánh xe cầu trục
Crane Stopper – U chắn cầu trục

Bộ phận nhỏ thẳng đứng hàn vào đỉnh dầm cầu trục để chặn cầu trục khi chạy hết phạm vi.
Cross Section – Tiết diện ngang
Mặt nhìn do một mặt phẳng cắt qua một vật, thường là vuông góc với trục của nó. Minh hoạ:
Curb – Bờ ô cửa trên mái
Diềm nhô cao chung quanh lỗ mở trên mái để ngăn nước cho lỗ mở. Xem thêm Gờ mái (Roof curb)
Curved Eave – Mép mái cong
Damper – Cánh điều chỉnh

Cánh điều chỉnh lượng gió trong quạt gió, có thể đóng hay mở nhờ bộ móc khoá cáp.
Dead Load –
Design Codes – Quy phạm thiết kế
Các Quy phạm lập bởi các cơ quan được thừa nhận, quy định các tải trọng thiết kế, phương pháp , chi tiết cấu tạo cho các kết cấu . Ví dụ của MBMA, AISC, AISI, AWS, v.v.
Diagonal Bracing – Thanh giằng / dây cáp giằng
Thanh thép tròn và dây cáp đặt theo đường chéo trên mái và tường để truyền tải trọng gió xuống móng và để ổn định cho nhà.
Door Guide – Đường dẫn của cửa
Đường dẫn bằng thép góc, thép máng hay có hình đặc thù để giữ cánh cửa hay tường màn trong lúc đóng mở.
Door Stopper – Cái chặn cửa
Một móc bắt bulông vào thanh đứng của cửa để ngăn không cho mở quá giới hạn.
Double Channel – Thép C kép
Hai thép C đặt cho bụng sát nhau, bắt bulông với nhau.
Double Faced Tape – Băng dính hai mặt
Dùng để cố định chất cách nhiệt sợi thuỷ tinh.
Double Sliding Door – Cửa kép trượt

Cửa trượt có hai cánh cửa.
Downspout – ống đứng
Đoạn ống kim loại mỏng tạo hình nguội, dùng để dẫn nước từ máng mái nhà xuống đất hoặc hệ thống thoát nước mưa.

Downspout Elbow/Shoe – Khuỷu ống đứng
Đoạn ống kim loại mỏng tạo hình nguội hợp với hình của ống đứng, lắp vào đầu dưới của ống đứng và uốn cong để hướng nước chảy ra khỏi tường .

Downspout Straps – Móc liên kết ống đứng
Eave – Đỉnh tường , Mép mái
Đường thẳng dọc theo tường bên, tạo nên bởi giao tuyến của các mặt trong của mái và của các tấm tường bên.
Eave Gutter – Máng nước biên
Máng nước ở mép mái nhà
Eave Height – Chiều cao đến đỉnh tường , độ cao mép mái
Kích thước thẳng đứng từ mặt nền hoàn thiện đến đỉnh tường.

Eave Strut – Thanh chống đỉnh tường
Cấu kiện ở đỉnh tường để đỡ mái và liên kết vào các tấm tường

Eave Strut Clip – Liên kết thanh chống đỉnh tường
Bản liên kết cho thanh chống đỉnh tường. Minh hoạ:

Eave Trim/Flashing – Diềm đỉnh tường, Tấm chắn nước đỉnh tường:
Tấm bít bằng kim loại để che công trình được kín mưa gió tại chỗ mép mái, giữa máng đỉnh tường và các tấm tường .
Edge Distance – Khoảng cách đến mép
Khoảng cách vuông góc giữa mép bản thép và tim lỗ bulông.

Elevation –
End Bay – Gian ngoài cùng, gian biên

Gian đầu tiên hay cuối cùng của nhà, khác với gian trong. Đó là khoảng cách giữa mặt ngoài của cánh ngoài của cột tường hồi và đường tim của cột đầu tiên bên trong.
End Framing – Kết cấu tại tường hồi
Hệ khung đặt tại tường hồi của nhà, chịu tải trọng tác dụng lên một phần của gian biên.
End Lap – Chỗ phủ mép
Nói về chỗ phủ bên trên xà gồ của một tấm mái phủ trùm lên tấm bên dưới nó.

End Lap Mastic – Mattit chỗ phủ mép
Chất bít dưới dạng cuộn dùng để bít các mép phủ của tấm mái để chống mưa nắng. Còn gọi là Matít cuộn.

End Plate –
Endwall – Tường hồi
Thuật ngữ chỉ toàn bộ kết cấu của hồi nhà. Xem Tường hồi kiểu hệ dầm cột (Post-and-Beam endwall)hay Khung cứng tường hồi (Rigid Framde Endwall).

Endwall Post/Column – Cột hồi
Cấu kiện thẳng đứng ở tường hồi để đỡ dầm tường và kèo hồi.
Endwall Rafter – Kèo tường hồi
Thường là thanh thép dập nguội chữ C tựa trên các cột hồi của hệ dầm cột tường hồi. Thanh kèo tường hồi cũng có thể là tổ hợp nếu cần thiết để chịu tải trọng
Endwall Roof Extension – Mái vươn tường hồi
Mái vươn hẫng ra ngoài tường hồi.
Erection – Lắp dựng
Việc lắp ghép trên công trường các bộ phận tiền chế để tạo nên kết cấu hoàn chỉnh.
Erection Drawings – Bản vẽ lắp dựng
Bản vẽ và các chỉ dẫn lắp dựng cho biết chi tiết mọi bộ phận riêng lẻ để có thể dựng và lắp đặt đúng đắn mọi bộ phận của hệ thống nhà kim loại cung cấp bởi người bán.
Expansion Joint – Khe co dãn
Khe nối kín nước chạy ngang bề rộng của nhà, cho phép dãn nở và co rút.
Exterior Mounted – Lắp phía ngoài
Hệ thống dầm được lắp bên ngoài cột và tựa vào cánh ngoài của cột. Còn gọi là Lắp phía ngoài (By-pass mounted).

Eye Bolt – Bulông vòng khuyên

Fabrication – Chế tạo
Quá trình sản xuất thực hiện trong nhà máy để biến nguyên vật liệu thành các bộ phận thành phẩm của nhà thép . Các nguyên công chính là tạo hình nguội, cắt, đột, hàn, đánh sạch và sơn.
Fascia – Mặt diềm
Phụ kiện dùng làm đẹp mặt ngoài của tường . Cũng dùng để phủ đỉnh tường hay hồi của nhà.

Field Work – Công tác hiện trường
Các việc sửa đổi và hiệu chỉnh thực hiện tại công trường.
Fin Neck Bolt – Bulông đầu dẹt
Bulông có đầu dẹt hình vòm dùng cho các ô cửa có viền, diềm lớn và sàn lửng.

Finished Floor – Mặt nền hoàn thiện
Mặt trên của bản bêtông hay mặt bêtông đã hoàn thiện.
Fixed Base – Chân ngàm
Chân cột được thiết kế để chống lại sự quay cũng như các chuyển vị ngang và đứng.
Flange – Bản cánh
Cạnh vươn ra của một cấu kiện
Flange Brace – Giằng vào cánh
Thép góc nối từ cánh trong của cột hay cánh kèo đến xà gồ và dầm tường để tạo gối đỡ phương ngang và tăng ổn định.
Flashing – Tấm chắn nước
Tấm kim loại phủ khe để kín khít ngăn mưa gió và để tăng vẻ đẹp
Flowable Mastic – Mattit chảy
Được cung cấp trong một tuýp có vòi. Dùng để chèn bít chỗ tấm chắn nước phủ lên nhau, khe nối của máng nước , v.v.

Flush Mounted – Lắp phẳng mặt
Hệ thống dầm mà cánh ngoài của dầm được lắp phẳng mặt với cánh cột. Dầm thường đặt lên một bản liên kết được bắt bulông vào bụng cột.

Footing – Bệ móng
Đế bêtông cốt thép làm gối tựa cho cột.

Force – Lực
Tác động của một vật thể lên một vật thể khác để làm thay đổi hoặc có thể làm thay đổi trạng thái ngừng nghỉ hay chuyển động của vật đó. Lực được biểu diễn bằng kilô newton (kN) hoặc các đơn vị tương tự khác.
Foundation – Móng
Kết cấu trong đất để đỡ nhà và các kết cấu khác. Thường bằng bêtông cốt thép.
Framed Opening – Ô cửa có khuôn
Khuôn cửa (thanh đỉnh, thanh đáy và các thanh đứng) và các nẹp che nước bao quanh một ô cửa trong nhà. Thường được cung cấp đểdùng cho những phụ kiện lắp đặt tại hiện trường như cửa kéo, cửa cuốn, v.v.

Framing – Hệ khung
Gable – Đầu hồi

Mảng tam giác của tường hồi nhà ngay bên dưới mái dốc và bên trên đường đỉnh tường.
Gable Angle – Thép góc hồi
Thép góc bắt vào các xà gồ tại chỗ dốc để liên kết các tấm tường hồi.
Gable Trim – Nẹp hồi
Nẹp chắn nước để che khe hở giữa mái và các tấm tường hồi.
Gage – Khoảng cách lỗ
Khoảng cách giữa các tim lỗ dọc theo trục ngang của một tấm.
Galvanized – Mạ điện
Thép được mạ một lớp kẽm để chống ăn mòn.
Gauge – Khoảng cách lỗ
Khoảng cách giữa các tim lỗ dọc theo trục ngang của một tấm.
Girder – Dầm chính
Cấu kiện nằm ngang chủ yếu chịu mômen uốn.
Girt – Dầm tường

Cấu kiện thứ yếu, nằm ngang, gắn vào cột khung chính. Dầm tường thường để đỡ các tấm tường.

Girt Clip – Bản liên kết dầm tường
Thép góc liên kết dùng để bắt dầm tường vào cột tường hồi.
Glazing – Lắp kính
Lắp đặt kính
Grade – Cao độ san nền

Cao độ của đất chung quanh ngôi nhà.
Grating – Mặt ghi
Kết cấu gồm các thanh ngang hàn với nhau để lát mặt cho các sàn thiết bị, lối đi hẹp hay bậc thang
Grout – Vữa lỏng
Hỗn hợp ximăng-cát không co ngót, dùng dưới bản đế để tạo nên bề mặt đều đặn chịu lực.
Gusset Plate – Sườn bản mã
Notch – Gờ khấc
Machine Bolts – Bulông thường
Bulông thép mềm phù hợp với tiêu chuẩn ASTM A307.
Masonry – Xây nề
Vật liệu xây dựng như gạch, khối bêtông và đá.
Mastic – Matit
Xem Trét, xảm (Caulking)
Mezzanine – Tầng gác lửng
Tầng trung gian trong nhà bên trên tầng trệt, rộng khắp hay chỉ chiếm một phần của diện tích sàn toàn nhà và gồm có cột, dầm, dầm sàn, mặt sàn và diềm biên để đỡ tấm bêtông cốt thép

Moment – Mômen
Xu hướng lực làm quay một điểm hoặc trục.
Moment Connection – Liên kết chịu mômen
Liên kết được thiết kế để truyền mômen, cũng như lực cắt, lực dọc, giữa các cấu kiện được liên kết.
Monorail Beam – Dầm mônôray
Dầm đơn làm gối đỡ cho hệ thống bốc cất vật liệu. Thông thường là dầm chữ I cán nóng.
Mono-Slope – Một dốc
Nhà có độ dốc mái về một phía.

Mullion – Đố đứng
Thanh đứng chia các ô hay các phần của cửa sổ hay cửa lưới.

Multi-Gable Buildings – Nhà nhiều mái dốc
Nhà có một hay nhiều mái hai dốc suốt bề rộng của nhà.

Multi-Span Buildings – Nhà nhiều nhịp
Lean-To – Gian chái
Kết cấu phụ thuộc vào một kết cấu khác để được tựa một phần, và chỉ có một mái dốc. Minh hoạ:
Liner Panel – Tấm lót
Tấm ốp bên trong tường hoặc mái , gắn vào cánh trong của dầm tường hay xà gồ.
Lintel –
Live Load –
Loads – Tải trọng
Tác nhân gây ra một lực tác dụng lên một cấu kiện. Ví dụ của các loại tải trọng là:
a) Tĩnh tải b) Tải trọng va chạm
c) Hoạt tải trên mái d) Tải trọng động đất

e) Tải trọng gió f) Tải trọng cầu trục
g) Tải trọng thêm h) Tải trọng phụ
Longitudinal – Theo phương dọc
Phương song song với đường nóc mái.
Louver – Cửa chớp
Knee – Nách khung
Jack Beam – Dầm đỡ kèo
Cấu kiện chính dùng đỡ dầm khác hoặc dàn hoặc kèo.

Jamb – Thanh đứng ô cửa
Thanh đứng ở cạnh bên của ô mở trong tường.
Jib Crane – Cẩu công xôn
Tay cần công xôn hoặc dầm nằm ngang có tời và xe trục
Joist – Dầm phụ
Impact Load – Tải trọng va chạm
Tải trọng động lực gây bởi chuyển động của máy móc, cầu trục, thang máy, và các lực động tương tự.
Insulation – Cách nhiệt
Vật liệu dùng trong xây dựng nhà để giảm việc truyền nhiệt.
Minh hoạ:

Interior Bay – Gian trong
Khoảng cách giữa hai đường tim của hai khung cứng bên trong gần kề nhau.
Intermediate Rafter Splice – Mối nối trung gian của kèo

H Section – Thanh thép H
Thanh thép có tiết diện chữ H.
Hair Pin – Râu thép
Cốt thép dùng để phân phối lực từ móng cột đến sàn bêtông nền nhà.

Handrails –
Hangar Door – Cửa hăng ga

Cửa lớn nhiều cánh dùng cho hăng ga máy bay hay nhà tương tự.

Haunch – Nách khung
Chỗ giao của cột và kèo. Xem Nách khung (Knee).
Header – Thanh đỉnh
Thanh nằm ngang bên trên ô cửa trong tường.

High Strength Bolt – Bulông cường độ cao
Bu lông làm bằng loại thép có cường độ chịu kéo lớn hơn 690 megapascal (MPa). Ví dụ các thép : ASTM A-325, A-354, A-449 và A-490.
Hillside Washer – Miếng đệm mặt nghiêng
Miếng đệm có các mặt không song song nhau, dùng cho các thanh giằng hoặc cáp giằng. Minh hoạ:

Hinged Base –
Hoist – Tời
Thiết bị nâng cẩu chạy bằng cơ khí, điện hoặc thủ công.
Horizontal Knee Splice – Mối nối gối nằm ngang
Mối liên kết nằm ngang giữa cột và kèo.
Hot Rolled Shapes – Thép hình cán nóng

Gable – Đầu hồi
Mảng tam giác của tường hồi nhà ngay bên dưới mái dốc và bên trên đường đỉnh tường.

Gable Angle – Thép góc hồi
Thép góc bắt vào các xà gồ tại chỗ dốc để liên kết các tấm tường hồi. Minh hoạ:
Gable Trim – Nẹp hồi
Nẹp chắn nước để che khe hở giữa mái và các tấm tường hồi. Minh hoạ:
Gage – Khoảng cách lỗ
Khoảng cách giữa các tim lỗ dọc theo trục ngang của một tấm.
Galvanized – Mạ điện
Thép được mạ một lớp kẽm để chống ăn mòn.
Gauge – Khoảng cách lỗ
Khoảng cách giữa các tim lỗ dọc theo trục ngang của một tấm.
Girder – Dầm chính
Cấu kiện nằm ngang chủ yếu chịu mômen uốn.
Girt – Dầm tường

Cấu kiện thứ yếu, nằm ngang, gắn vào cột khung chính. Dầm tường thường để đỡ các tấm tường.

Girt Clip – Bản liên kết dầm tường
Thép góc liên kết dùng để bắt dầm tường vào cột tường hồi.
Glazing – Lắp kính
Lắp đặt kính
Grade – Cao độ san nền
Cao độ của đất chung quanh ngôi nhà.
Grating – Mặt ghi
Kết cấu gồm các thanh ngang hàn với nhau để lát mặt cho các sàn thiết bị, lối đi hẹp hay bậc thang
Grout – Vữa lỏng
Hỗn hợp ximăng-cát không co ngót, dùng dưới bản đế để tạo nên bề mặt đều đặn chịu lực.
Gusset Plate – Sườn bản mã
Panel – Panen, Tấm
Một tấm lợp mái hay tường . Xem Lớp phủ bằng tấm (Sheeting).
Parapet Wall – Tường vượt mái
Phần của tường đứng, nhô cao lên trên đường biên mái, tại chỗ giao tuyến giữa tường và mái.

Part Mark –
Partition – Vách ngăn
Tường bên trong, không mang lực. Nó có thể chịu được trọng lượng bản thân nó nhưng không đỡ sàn và mái, có thể chịu được tải trọng gió cực tiểu là 0,25 kN/m2.
Peak – Đỉnh

Điểm cao nhất của mái hai dốc. Còn gọi là Điểm đỉnh mái.
Peak panel – Panen nóc
Còn gọi là panen đỉnh. Dùng để nối và bít kín chịu mưa nắng cho các panen mái ở hai mặt dốc đối diện
Peak Sign – Biển hiệu tại nóc
Biển hiệu gắn vào nóc nhà chỗ tường hồi ghi tên của nhà sản xuất ngôi nhà. Còn gọi là Biển hiệu tại đỉnh.
Personel Door – Cửa đi
Cửa đi vào bên trong nhà.

Pier – Bệ cột
Kết cấu bêtông được thiết kế để truyền tải trọng thẳng đứng từ chân cột xuống bệ móng.

Pilot Door –
Pin Connection – Liên kết khớp
Liên kết được thiết kế để truyền lực cắt, lực dọc giữa các cấu kiện được liên kết, nhưng không truyền mômen.
Pinned Base – Chân khớp
Vật liệu xây dựng như gạch, khối bêtông và đá.
Pipe Flashing – Nắp ống
Dùng để bít kín lối ống đi sâu vào trong mái.

Pitch (Hole) – Khoảng cách đường lỗ
Khoảng cách giữa các đường tim lỗ dọc theo trục dọc của tấm.
Pitch (Roof) – Độ dốc (mái)

Độ dốc của mái nhà.

Plan – Mặt bằng
Hình vẽ của nhà nhìn từ trên xuống.
Pop Rivet –
Portal Frame – Khung cổng
Kiểu giằng giữa cột và dầm để tạo khoảng trống đi lại, thay cho giằng chéo tiêu chuẩn bằng cáp.
Post-and-Beam Endwall – Tường hồi kiểu hệ dầm cột
Hệ thống khung tường hồi gồm các thanh thẳng đứng (cột) hai đầu khớp và đỡ các dầm nằm ngang. Cột và dầm thường là cấu kiện tạo hình nguội.

Pre-Engineer – Thiết kế sẵn
Thiết kế và vẽ chi tiết các bộ phận từ trước.
Pre-Fabricate – Tiền chế
Chế tạo các bộ phận trong nhà máy từ trước. Chế tạo các thanh tiêu chuẩn để có thể lắp ghép với nhau nhanh chóng.
Primary Framing – Hệ khung chính
Các cấu kiện chịu tải chính của hệ kết cấu, thường là cột, kèo hoặc các cấu kiện đỡ chính
Primer Paint – Sơn lót
Lớp sơn đầu tiên, thực hiện trong xưởng, quét lên kết cấu của nhà để bảo vệ cho các cấu kiện khỏi các điều kiện môi trường ăn mòn, trong lúc vận chuyển và dựng lắp.
Purlin – Xà gồ

Cấu kiện thứ yếu nằm ngang, bắt bulông vào kèo, dùng để truyền tải trọng mái từ mái lợp xuống khung chính.
Purlin Extension – Xà gồ vươn dài
Cấu kiện thứ yếu vươn dài ra, dùng ở chỗ tường hồi.
Purlin Line – Đường chuẩn xà gồ
Rafter – Kèo
Cấu kiện chính tựa lên cột.

Rake – Mép hồi
Giao tuyến của mặt phẳng mái và mặt phẳng hồi.
Rake Trim – Diềm mép hồi
Bộ phận tấm phủ nối tấm phủ tường và mái tại mép hồi. Còn gọi là Nẹp hồi (Gable Trim).
Reactions – Phản lực
Lực chống lại tại chân cột của khung, giữ cho khung cân bằng dưới tác dụng của một trạng thái tải trọng đã cho.

Revision – Soát xét lại
Sự thay đổi trong thiết kế nhà, chi tiết bộ phận, vị trí phụ kiện, v.v.
Ridge –
Ridge Connection –
Ridge Flashing – Bờ nóc
Tấm chắn nước dài bằng kim loại để phủ kín mái lợp dọc theo nóc mái nhà. Còn gọi là Bờ đỉnh hay Đỉnh.
Ridge Sign – Biển hiệu tại nóc
Biển hiệu của nhà sản xuất gắn vào nóc nhà hay chỗ cao nhất của tường hồi ghi tên ngôi nhà. Cũng gọi là Biển hiệu tại nóc (Peak Sign).

Ridge Ventilator – Quạt nóc
Quạt tại đường nóc nhà

Rigid Frame – Khung cứng
Kết cấu khung gồm các cấu kiện ghép với nhau bằng liên kết cứng (liên kết chịu mômen) khiến cho khung được ổn định dưới các tải trọng đặt vào, không cần có giằng trong mặt phẳng của khung.
Rigid Frame Endwall – Khung cứng tường hồi
Hệ thống khung cứng tường hồi mà khung trong được dùng ở tường hồi, với mục đích dự phòng phát triển trong tương lai.

Risers – Thành bậc thang
Thành đứng của các bậc cầu thang.
Roll-up Door – Cửa cuốn
Cửa được mở theo phương đứng, được đỡ bởi một trục hay trống và các đường dẫn.
Roof Covering – Mái lợp
Lớp vỏ mái bên ngoài, gồm các tấm mái, các liên kết tấm mái và vật liệu bít chịu mưa nắng.
Roof Curb – Gờ mái
Tấm chắn nước chống mưa nắng dùng trên mái để mang quạt máy hay đường ống. Có thể bằng thuỷ tinh sợi hay tấm kim loại

Roof Extension – Mái vươn
Phần mái vươn xa khỏi tường bên hoặc tường hồi của ngôi nhà.
Roof Monitor – Cửa mái

Phần mái dốc nâng cao, hoặc một phần của nhà chính, đặt trên nóc để chiếu sáng và thông gió.

Roof Slope – Góc dốc của mái
Sag Rod – Thanh treo chống võng
Thanh thép tròn dùng để treo vào bản cánh của dầm tường hay xà gồ.
Sealant – Quy định kĩ thuật
Xem Trét, xảm (Caulking).
Secondary Framing –
Seismic Load – Tải trọng động đất
Tải trọng ngang giả định tác dụng theo phương bất kì lên hệ kết cấu do động đất.
Self Drilling Fasteners – Vít tự khoan
Dùng để bắt các tấm và nẹp vào dầm tường và xà gồ. Nó tự khoan lỗ và không cần khoan trước.
Self Drilling Screws (SDS) – Vít tự khoan
Dùng để bắt các tấm và nẹp vào dầm tường và xà gồ. Nó tự khoan lỗ và không cần khoan trước.
Self Tapping Screws (STS) – Vít tự ren
Vít tự ren, có cùng công dụng như vít tự khoan, nhưng cần có lỗ khoan trước.
Sheeting – Lớp phủ bằng tấm
Tấm phủ kim loại được tạo hình.

Sheeting Angle – Thép góc giữ tấm
Thép góc dùng để đỡ tấm lợp.
Shims – Bản chêm
Bản thép nhỏ dùng để chỉnh độ cao đế cột hay chêm vào giữa các cấu kiện.
Shipping List – Danh mục vận chuyển
Danh mục liệt kê, theo số của bộ phận hoặc theo mô tả, mỗi bộ phận vật liệu hoặc bộ lắp ráp được vận chuyển. Còn gọi là Danh mục đóng hàng.

Shop Details – Chi tiết chế tạo
Các chi tiết được vẽ để chế tạo các bộ phận và các bộ lắp ráp.
Side Lap – Mối phủ chồng cạnh bên
Thuật ngữ dùng để chỉ sự phủ chồng ở cạnh bên hay theo phương dài của các tấm.

Sidewall – Tường bên
Thuật ngữ dùng để biểu thị toàn bộ cấu tạo của mặt bên của ngôi nhà song song với nóc.

Sill – Bậu cửa
Bộ phận nằm ngang bên dưới của một ô cửa sổ hay ô cửa đi.
Simple Span – Nhịp đơn
Thuật ngữ dùng trong kết cấu để mô tả điều kiện gối tựa của một dầm, dầm tường, xà gồ, v.v. mà không chống lại sự xoay tại gối tựa.
Single Slope Building –

Skylight – Tấm mái lấy ánh sáng
Tấm trong dùng trên mái để lấy ánh sáng tự nhiên. Thường bằng sợi thuỷ tinh.
Slats – Lá chớp
Giải thép dẹt dùng cho mặt của cửa cuốn.

Sleeve Nut – Êcu ống
Êcu dài, mảnh dùng để nối hai thanh giằng thép tròn có cùng đường kính.

Sliding Door – Cửa đẩy
Cửa hai cánh hay một cánh, mở theo phương ngang bằng xe chạy ở bên trên hay bằng các bánh xe ở bên dưới.

Slot – Lỗ dài
Lỗ hình kéo dài.
Soffit – Lớp trần
Lớp phủ mặt dưới của mọi bộ phận nằm lộ bên ngoài của nhà thép như mái trên cửa vào, phần đua của mái tường bên và tường hồi.
Soil Pressure – áp lực đất
Tải trọng trên một đơn vị diện tích mà một kết cấu sẽ truyền xuống đất qua móng.
Soldier Column – Cột tường bên
Cột tại tường bên, không nằm trong khung chính, bố trí tại các gian mở rộng để đỡ dầm tường bên, mái che cửa vào và gian chái.

Space saver – Nhà tiết kiệm không gian
Nhà một nhịp hai mái dốc và các cột thẳng. Dầm tường được liên kết phẳng mặt.

Span – Nhịp
Khoảng cách giữa các gối tựa của dầm, dầm chính hoặc dàn. Trong một nhà tiền chế, là khoảng cách giữa các cột trong.
Spanner – Thanh nối xà gồ
Thanh dùng để liên kết cột tường hồi với các xà gồ mái tại tường hồi.

Specification – Quy định kĩ thuật
Tài liệu nêu các đặc điểm của một công trình, như là kích thước, độ bền và các tính chất khác, hoặc tài liệu quy định các tính năng kĩ thuật cần có của vật liệu hay thiết bị.
Splice – Mối nối dài
Mối liên kết giữa hai cấu kiện.
Steel Line – Đường chuẩn thép
Giới hạn ngoài cùng của hệ thống kết cấu của nhà, các tấm lợp được gắn theo đường này.
Step in Eave Height – Bước nhảy của chiều cao mép mái
Tình trạng một nhà thấp hơn gắn vào nhà cao hơn tại chỗ các tường hồi để tạo thành một nhà với các chiều cao mép mái khác nhau tại mỗi đầu nhà.

Stiffener – Sườn
Bản thép hàn vào một cấu kiện để tăng cường độ cho bản bụng hoặc để tạo liên tục ở các liên kết.

Stiffening Lip – Mép tăng cứng
Chỗ vật liệu kéo dài thêm tạo thành góc với cánh của cấu kiện dập nguội để tăng độ cứng cho cấu kiện.
Stiles – Đố đứng khuôn cửa
Thanh biên đứng của khuôn cửa.
Stitch Screws – Vít đính
Dùng để ghép cạnh bên của các tấm và để gắn diềm hay tấm chắn nước.
Structural Steel Members – Cấu kiện kết cấu thép
Cấu kiện chịu tải. Có thể là thép hình cán nóng, thép hình dập nguội hoặc tiết diện tổ hợp.
Strut – Thanh chống

Thanh giằng bắt vào kết cấu khung để chịu lực theo phương dọc chiều dài của nó. Minh hoạ:

Strut Purlin – Xà gồ chống
Xà gồ phụ trong các gian có giằng, đặt gần xà gồ thường tại chỗ giao của thanh giằng hay cáp giằng ở mái với kèo khung, theo đòi hỏi của thiết kế

Suction – Hút
Tapered Member – Cấu kiện vát
Cấu kiện tổ hợp thép bản gồm các cánh hàn vào bản bụng có chiều cao thay đổi dần.
Tempcon Panel – Tấm panen Tempcon
Tấm panen 3 lớp gồm lõi cách nhiệt kẹp giữa vỏ trong và vỏ ngoài.

Throat – Họng gió
Bề rộng nhỏ nhất của cửa lấy không khí thông gió.
Thrust – Lực xô ngang
Thành phần nằm ngang của phản lực.
Tolerance – Dung sai
Trị số rất nhỏ cho phép sai lệch khỏi các quy định tiêu chuẩn như về trọng lượng, kích thước ..vv., của việc chế tạo cơ khí.
Track – Đường chạy
Đường dẫn bằng kim loại cho các bánh xe ; nói riêng, các đường ray với các liên kết , tà vẹt, vv. . dùng cho cầu trục, mônô ray hoặc cửa đẩy.

Translucent – Trong mờ
Cho ánh sáng đi qua nhưng không cho nhìn rõ vật. Vật liệu trong mờ là vật liệu nửa trong suốt.
Transverse – Theo phương ngang
Từ tường bên tới tường bên của một ngôi nhà.
Tread – Mặt bậc thang
Bậc nằm ngang của cầu thang.
Trim – Diềm, nẹp
Thanh kim loại nhẹ được tạo hình sẵn để hoàn thiện cho mép cắt, cạnh hoặc chỗ nối các tấm.
Truss – Dàn
Kết cấu tạo bởi nhiều thanh riêng lẻ hàn hay bắt bu lông với nhau, các thanh chỉ chịu nén hay kéo nhưng toàn bộ kết cấu thì làm việc như một dầm.
Tube Column – Cột ống
Cấu kiện thẳng đứng làm gối đỡ, làm từ ống vuông rỗng. Thường được dùng làm gối đỡ bên trong của nhà nhiều nhịp hoặc của sàn lửng.

Turn-of-Nut Method – Phương pháp vặn êcu
UL Rating – Sự đánh giá của UL
Sự đánh giá chứng nhận của Underwriters Laboratories về độ tin cậy và chất lượng.
Under Hung Crane – Cầu trục treo dưới
Cần trục treo vào dầm chứ không đặt trên dầm.

Uniform Load – Tải trọng phân bố đều: Tải trọng phủ trên toàn bộ hoặc một phần của một dầm hay một diện tích và có trị số tải trên đơn vị dài hay đơn vị diện tích là không đổi trên suốt vùng có tải trọng.
Uplift – Lực bốc
Valley Gutter – Máng xối: Máng dùng thoát nước khỏi lõm xối của mái nhà nhiều dốc.

Vapor Barrier – Lớp ngăn hơi nước: Vật liệu dùng ngăn luồng hơi nước hay hơi ẩm vào tường và do đó ngăn chặn sự ngưng đọng trong tường.
Ventilation – Thông gió
Quá trình thay đổi không khí bên trong một nhà
Ventilator – Quạt thông gió
Wall Covering – Lớp tường phủ: Lớp vỏ bên ngoài của tường, gồm các tấm tường và các liên kết, nẹp, chất bít.
Web – Bản bụng: Phần nằm giữa hai cánh của cấu kiện.

Web Member – Thanh bụng: Thanh đứng hay thanh chéo nằm giữa cánh trên và cánh dưới của một dàn.

Wheel Base – Khoảng cách bánh xe: Khoảng cách giữa hai bánh xe của cầu trục dọc theo dầm cầu trục.

Wheel Load – Tải trọng bánh xe: Tải trọng lớn nhất được truyền qua các bánh xe của cầu trục xuống dầm cầu trục.

Width Extension – Nhịp mở rộng: Kết cấu gian chái tựa vào tường bên của một nhà chính, có mái với cùng một độ dốc và cùng độ cao với nhà chính. 

Wind Bent – Khung cổng
Xem Khung cổng (Portal Frame).
Wind Column – Cột chống gió: Cấu kiện đứng đỡ hệ thống tường để chịu tải trọng gió; thường đặt tại tường hồi.
Wind Load – Tải trọng gió
Z Liner – Tấm lót chữ Z: Tấm lót có hình để che liên kết vào một tấm phẳng. Có hai loại: kiểu D (có hình gờ) và kiểu E (phẳng).

Z Section – Thanh chữ Z

 

         
DVD học Autocad 1016 chi tiết 5 DVD tự học NX 11 hay nhất 4 DVD tự học Solidworks 2016 Bộ 3 DVD cơ khí - 600 Ebook 3 DVD họcCreo 3.0 ưu đãi 50%